Tiềm năng, thế mạnh đầu tư

a.      Vị trí địa lý và giao thông thuận lợi

Là tỉnh nằm ở trung tâm khu vực Tây Nguyên và có cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, Đắk Lắk thuận lợi trong việc giao thương kinh tế và văn hóa trong vùng cũng như các tỉnh lân cận và thành phố Hồ Chí Minh. Đường bộ có Quốc lộ 14 (đi thành phố Hồ Chí Minh 350km, đi Pleiku 190 km), Quốc lộ 26 (đi Nha Trang 180 km), Quốc lộ 27 (đi Đà Lạt 200 km), Quốc lộ 29 (đi Phú Yên 185 km). Đường hàng không có sân bay Buôn Ma Thuột với các chặng bay đến nhiều thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Vinh.

b.      Du lịch – Văn hóa

Du lịch Đắk Lắk đang có lợi thế với nhiều địa danh cho phép khai thác theo hướng kết hợp du lịch cảnh quan, sinh thái, môi trường và truyền thống văn hóa của nhiều dân tộc trong tỉnh như Hồ Lắk, Thác Dray Nur, Khu du lịch Buôn Đôn, Khu du lịch Kotam, Khu du lịch sinh thái sân golf hồ Ea Kao… Đặc biệt, Đắk Lắk là một trong những cái nôi nuôi dưỡng không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột được định kỳ tổ chức 02 năm một lần, thu hút hàng chục nghìn du khách trong mỗi kỳ tổ chức.

Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch với nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao nằm tại trung tâm thành phố với thiết kế phòng hiện đại, rộng rãi, thoáng mát cùng các dịch vụ tiện nghi nhất cho khách du lịch.

c.      Khu, cụm công nghiệp

Hiện tại, tỉnh Đắk Lắk có 01 khu công nghiệp và 07 cụm công nghiệp đang hoạt động; bên cạnh đó còn có 01 khu công nghiệp và 08 cụm công nghiệp đang chuẩn bị đầu tư, đảm bảo cho nhu cầu sử dụng đất của các nhà đầu tư.

CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP ĐANG CHUẨN BỊ ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG:

- Khu công nghiệp Phú Xuân – huyện Cư M’gar;

- CCN Buôn Chăm – huyện Krông Ana;

- CCN Ea Bông – huyện Krông Ana;

- CCN Quảng Phú – huyện Cư M’gar;

- CCN Ea Dăh – huyện Krông Năng;

- CCN Ea Nuôl – huyện Buôn Đôn;

- CCN Cư Bao – Thị xã Buôn Hồ;

- CCN Krông Bông – huyện Krông Bông;

- CCN Phước An – huyện Krông Pắk.

 

CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG:

STT

Tên

Diện tích (ha)

Giá thuê đất thô

Đất có cơ sở hạ tầng

Đất sản xuất công nghiệp

Đất dịch vụ

1

Khu công nghiệp Hòa Phú – thành phố Buôn Ma Thuột

181

Năm 2017: 2.400 đồng/m2/ năm. Từ năm 2017 đến hết dự án: Theo công bố giá đất hàng năm của UBND tỉnh

5.500

đồng/m2/ năm

9.500

đồng/m2/ năm

2

Cụm công nghiệp Tân An 1 & 2 – thành phố Buôn Ma Thuột

104.75

Năm 2017: 2.400 đồng/m2/ năm. Từ năm 2017 đến hết dự án: Theo công bố giá đất hàng năm của UBND tỉnh

8.800

đồng/m2/ năm

13.400 đồng/m2/ năm

3

Cụm công nghiệp Ea Đar – huyện Ea Kar

50.08

Năm 2017: 81 đồng/m2/ năm. Từ năm 2017 đến hết dự án: Theo công bố giá đất hàng năm của UBND tỉnh

 

 

4

Cụm công nghiệp Krông Búk 1 – huyện Krông Búk

69.32

Năm 2017: 240 đồng/m2/ năm. Từ năm 2017 đến hết dự án: Theo công bố giá đất hàng năm của UBND tỉnh

 

 

5

Cụm công nghiệp Ea Ral – huyện Ea H’leo

33

Năm 2017: 72 đồng/m2/ năm. Từ năm 2017 đến hết dự án: Theo công bố giá đất hàng năm của UBND tỉnh

 

 

6

Cụm công nghiệp Cư Kuin – huyện Cư Kuin

75

Năm 2017: 72 đồng/m2/ năm. Từ năm 2017 đến hết dự án: Theo công bố giá đất hàng năm của UBND tỉnh

 

 

7

Cụm công nghiệp M’Đrắk – huyện M’Đrắk

70

Năm 2017: 67,5 đồng/m2/ năm. Từ năm 2017 đến hết dự án: Theo công bố giá đất hàng năm của UBND tỉnh

 

 

8

Cụm công nghiệp Ea Lê – huyện Ea Súp

25.08

Năm 2017: 72 đồng/m2/ năm. Từ năm 2017 đến hết dự án: Theo công bố giá đất hàng năm của UBND tỉnh

 

 

 

d. Nông – lâm – thủy sản

Đắk Lắk là tỉnh có diện tích tự nhiên đứng thứ 4 cả nước, trong đó có gần 5.400 km2 diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Đa số là đất bazan màu mỡ, rất phù hợp để phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế, sản lượng cao hàng năm như cà phê (400.000 tấn/năm), cao su (300.00 tấn/năm), hồ tiêu (25.000 tấn/năm), bơ (20.000 tấn/ năm), sầu riêng (30.000 tấn/ năm), xoài (trên 5.00 tấn/năm) …

Nổi bật nhất là cà phê Buôn Ma Thuột đã trở thành thương hiệu nổi tiếng thế giới. Ngoài các sản phẩm trên, Đắk Lắk còn có thế mạnh về ngô lai (670.000 tấn/năm), mật ong (4,5 triệu lít/năm), sắn (590.000 tấn/năm), mía (trên 1 triệu tấn/năm).

Tỉnh đang chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu cũng như phát huy hiệu quả tối đa trong sản xuất nông nghiệp nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại.

Đắk Lắk có hệ thống ao, hồ, sông, suối đa dạng và rộng lớn với tổng diện tích mặt nước trên 50.000 ha, thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.

Ý kiến của bạn

Ý kiến bạn đọc (0)

Follow

Tài sản được xem nhiều nhất

Responsive Image
Responsive Image
Responsive Image

Đơn vị hợp tác